Làm thế nào để tôi đặt lịch hẹn tiêm vắc-xin?
My Turn
Xem trên myturn.ca.gov hoặc gọi số (833) 422-4255 để lấy lịch hẹn tiêm vắc-xin COVID-19. Nếu không có sẵn lịch hẹn, quý vị có thể đăng ký nhận thông báo khi có lịch hẹn.
VaccineFinder
Một số cơ quan y tế có thẩm quyền của địa phương có các lịch hẹn chủng ngừa bổ sung. Hãy sử dụng công cụ VaccineFinder của CDC để tìm các địa điểm chủng ngừa gần quý vị.
Quý vị cũng có thể liên hệ với nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe của quý vị hoặc hiệu thuốc ở địa phương.
Tiêm vắc-xin – an toàn, hiệu quả và miễn phí. Chủng ngừa là công cụ quan trọng nhất giúp chấm dứt đại dịch COVID-19.
Trên trang này:
Thời điểm quý vị có thể chủng ngừa
Mọi người dân California từ 16 tuổi trở lên hiện đủ điều kiện để được chủng ngừa. Việc chủng ngừa cho những người dưới 16 tuổi sẽ bắt đầu ngay sau khi vắc-xin COVID-19 được phê duyệt sử dụng cho họ.
Xem Hướng Dẫn Cập Nhật Về Tình Trạng Đủ Điều Kiện Tiêm Vắc-xin COVID-19 của Sở Y Tế Công Cộng California (California Department of Public Health, CDPH) để biết thêm thông tin chi tiết.
Tạm dừng sử dụng vắc-xin COVID-19 Johnson & Johnson/Janssen
Sở Y Tế Công Cộng California (CDPH) đã chỉ đạo các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe tạm dừng sử dụng vắc-xin Johnson & Johnson tại California sau khi có khuyến cáo từ Cơ Quan Quản Lý Thực Phẩm và Dược Phẩm (Food and Drug Administration, FDA) và CDC. Tiểu Bang đang hợp tác với các nhà cung cấp vắc-xin để ưu tiên lịch hẹn tiêm vắc-xin cho những người bị ảnh hưởng.
Hướng dẫn chủng ngừa
Làm thế nào để tôi có thể đặt lịch hẹn hoặc biết các địa điểm tiêm vắc-xin COVID-19?
Đặt lịch hẹn bằng ứng dụng My Turn
Mọi người dân California đều có thể đăng ký tại myturn.ca.gov hoặc gọi số (833) 422-4255 để đặt lịch hẹn tiêm vắc-xin COVID-19.
Nếu không có sẵn lịch hẹn, quý vị có thể đăng ký nhận thông báo khi có lịch hẹn.
Đặt lịch hẹn với nhà cung cấp địa phương
Một số cơ quan y tế có thẩm quyền của địa phương cung cấp lịch hẹn tiêm vắc-xin riêng, không thông qua My Turn.
Quý vị có thể sử dụng công cụ VaccineFinder của CDC để tìm các địa điểm chủng ngừa gần quý vị.
Quý vị cũng nên liên hệ với nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe của quý vị. Họ có thể tư vấn xem quý vị có thể được tiêm vắc-xin tại cơ sở của họ hay tại cơ sở khác.
Vắc-xin có hiệu quả cao trong việc ngừa COVID-19 tiến triển nặng. Không có người được tiêm vắc-xin đầy đủ nào tử vong do COVID-19 trong các nghiên cứu về ba loại vắc-xin được cấp phép.
Vắc-xin có tác dụng như thế nào
Vắc-xin COVID-19 có tác dụng như thế nào?
Vắc-xin COVID-19 giúp hệ miễn dịch của chúng ta nhận biết và chống lại vi-rút gây ra COVID-19. Thường cần vài tuần sau khi chủng ngừa để cơ thể hình thành khả năng bảo vệ (miễn dịch) chống lại vi-rút. Điều này có nghĩa là một người vừa chủng ngừa vẫn có thể nhiễm COVID-19 vì vắc-xin chưa có đủ thời gian để hình thành khả năng miễn dịch.
Nếu vắc-xin quý vị đã tiêm cần hai mũi thì quý vị phải đảm bảo tiêm cả hai liều để vắc-xin có thể phát huy đầy đủ hiệu quả.
Độ an toàn của vắc-xin
Vắc-xin COVID-19 được FDA cho phép sử dụng đã được chứng minh là an toàn và hiệu quả trong các thử nghiệm lâm sàng. Chỉ cho phép sử dụng tất cả các loại vắc-xin này sau khi xác định được rằng những loại vắc-xin đó làm giảm đáng kể khả năng quý vị sẽ nhiễm COVID-19.
Vắc-xin COVID-19 hiệu quả như thế nào?
Những loại vắc-xin được cấp phép có hiệu quả đến 95% trong việc hỗ trợ một người tránh bị mắc COVID-19.
Vắc-xin COVID-19 có an toàn không?
Hệ thống đảm bảo tính an toàn của vắc-xin tại Hoa Kỳ đảm bảo rằng tất cả các loại vắc-xin đều an toàn nhất có thể. Tìm hiểu chính quyền liên bang đang nỗ lực như thế nào để đảm bảo tính an toàn của vắc-xin COVID-19.
Theo dõi an toàn sau khi chủng ngừa
Hàng triệu người tại Hoa Kỳ đã được tiêm vắc-xin COVID-19. Những loại vắc-xin này đã trải qua quá trình theo dõi độ an toàn tập trung nhất trong lịch sử Hoa Kỳ, sử dụng cả hệ thống theo dõi độ an toàn đã được xác lập và các hệ thống mới. Những loại vắc-xin này không thể khiến quý vị nhiễm COVID-19. Tìm hiểu thêm thông tin thực tế về vắc-xin COVID-19.
Kết quả từ công tác theo dõi giúp chúng ta yên tâm. Nhiều người cho biết chỉ có tác dụng phụ ở mức nhẹ sau khi tiêm vắc-xin COVID-19. Một số người không có tác dụng phụ.
Quý vị không thể bị nhiễm COVID-19 do tiêm vắc-xin
Vắc-xin không chứa vi-rút corona và không thể khiến quý vị mắc COVID-19.
Lợi ích của việc chủng ngừa
Chủng ngừa COVID-19 là một công cụ quan trọng để giúp chúng ta trở lại trạng thái bình thường
Tại sao tôi nên tiêm vắc-xin COVID-19?
Vắc-xin COVID-19 có hiệu quả trong việc bảo vệ quý vị khỏi bị nhiễm COVID-19. Nhưng các loại vắc-xin này còn có những lợi ích khác:
Chủng ngừa COVID-19 là một công cụ quan trọng để giúp chúng ta trở lại bình thường.
Đọc thêm tại Lợi Ích của việc Tiêm Vắc-xin COVID-19 của Trung Tâm Kiểm Soát và Phòng Ngừa Dịch Bệnh (Centers of Disease Control and Prevention, CDC).
Điều gì sẽ diễn ra sau khi tiêm vắc-xin
Quý vị có thể gặp tác dụng phụ nhẹ
Sau khi chủng ngừa COVID-19, quý vị có thể gặp phải một số tác dụng phụ. Đây là dấu hiệu bình thường, cho biết cơ thể quý vị đang hình thành khả năng miễn dịch. Quý vị có thể bị đau cánh tay bên tiêm hoặc có thể bị đỏ hay sưng. Quý vị có thể thấy mệt mỏi hoặc đau đầu, đau cơ, ớn lạnh, sốt hoặc buồn nôn. Tác dụng phụ có thể ảnh hưởng đến khả năng thực hiện các hoạt động hàng ngày của quý vị nhưng sẽ hết sau vài ngày. Một số người không có tác dụng phụ. Tìm hiểu thêm về Các Tác Dụng Phụ Có Thể Xảy Ra Sau Khi Tiêm Vắc-xin COVID-19.
Nếu quý vị có tác dụng phụ sau khi tiêm vắc-xin COVID-19, quý vị có thể thông báo cho:
- VAERS (Hệ Thống Báo Cáo Biến Cố Bất Lợi Của Vắc-xin)
- V-safe (Bộ Phận Kiểm Tra Sức Khỏe Sau Khi Chủng Ngừa)
Khi nào cần gọi bác sĩ
Trong hầu hết các trường hợp, cảm giác không thoải mái do đau hoặc sốt là dấu hiệu bình thường cho thấy cơ thể quý vị đang hình thành cơ chế bảo vệ. Liên hệ với bác sĩ hoặc nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe của quý vị:
- Nếu vết tiêm đỏ hoặc bị đau hơn sau 24 giờ
- Nếu các tác dụng phụ khiến quý vị lo lắng hoặc có vẻ sẽ không hết sau một vài ngày
Nếu quý vị tiêm vắc-xin COVID-19 và cho rằng mình có thể có phản ứng dị ứng nghiêm trọng sau khi rời khỏi địa điểm tiêm vắc-xin, hãy gọi 911 để yêu cầu được chăm sóc y tế ngay lập tức. Tìm hiểu thêm về các loại vắc-xin COVID-19 và những phản ứng dị ứng nghiêm trọng hiếm gặp.
Quý vị có thể làm gì sau khi được chủng ngừa đầy đủ
Quý vị có thể:
- Ở cạnh những người được chủng ngừa đầy đủ khác, ngay cả khi ở trong nhà, mà không cần đeo khẩu trang hoặc giữ khoảng cách
- Ở trong nhà cùng những người chưa được chủng ngừa từ một hộ gia đình duy nhất có nguy cơ thấp sẽ mắc bệnh nặng do COVID-19, mà không cần đeo khẩu trang hoặc giữ khoảng cách
- Đi lại trong nước mà không cần xét nghiệm trước hoặc sau chuyến đi và không cần thực hiện cách ly kiểm dịch sau chuyến đi
- Đi ra nước ngoài mà không cần xét nghiệm trước chuyến đi (tùy theo đích đến) và không cần thực hiện cách ly kiểm dịch sau chuyến đi
Quý vị cần:
- Thực hiện các biện pháp phòng ngừa ở nơi công cộng, bao gồm đeo khẩu trang vừa vặn và giữ khoảng cách
- Đi xét nghiệm và cách ly nếu có các triệu chứng mắc COVID-19
- Tránh xa các đám đông trong nhà, đặc biệt khi ở cùng những người khác chưa được chủng ngừa đầy đủ
- Tránh các môi trường trong nhà mà không đeo khẩu trang khi ở cùng những người có nguy cơ cao sẽ mắc bệnh nặng do COVID-19
Xem Cảnh Báo Đi Lại và Khuyến Nghị về Y Tế Công Cộng trong Đại Dịch COVID-19 cho Người Được Chủng Ngừa Đầy Đủ của CDPH để biết đầy đủ thông tin.
Công bằng vắc-xin cho các cộng đồng bị ảnh hưởng nặng nề nhất
California sẽ phân bổ vắc-xin COVID-19 khi có để đảm bảo phân phối công bằng.
Chúng ta phải chấm dứt đại dịch COVID-19 càng nhanh và hiệu quả càng tốt bằng cách tiêm vắc-xin cho những người có nguy cơ cao nhất bị mắc bệnh nặng và những người có nguy cơ phơi nhiễm nhiều nhất tại nơi làm việc hoặc trong cuộc sống hàng ngày. Điều này sẽ không chỉ bảo vệ những người được tiêm vắc-xin mà còn làm giảm lây nhiễm vi-rút thêm trong cộng đồng. Bằng cách đặt mục tiêu tiêm vắc-xin cho những đối tượng cần vắc-xin nhất, chúng ta cũng có thể bắt đầu mở cửa lại các hoạt động một cách an toàn trên toàn nền kinh tế.
Tiểu bang sẽ tiếp tục tăng gấp đôi số lượng vắc-xin được phân bổ cho góc phần tư Chỉ Số Địa Điểm Khỏe Mạnh (Healthy Places Index, HPI) thấp nhất theo thông báo ngày 4 tháng 4 trong ít nhất bốn tuần bắt đầu từ ngày 22 tháng 3.
Hiện tại, tiểu bang đang chỉ đạo phân bổ 40% số lượng liều vắc-xin đến những khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất của tiểu bang dựa trên góc phần tư thấp nhất của Chỉ Số Địa Điểm Khỏe Mạnh (Healthy Places Index, HPI) của Liên Minh Y Tế Công Cộng Nam California.
Dữ liệu tiến trình tiêm vắc-xin
Phổ biến tin tức về vắc-xin
Vaccinate ALL 58 (Chủng Ngừa tại TẤT CẢ 58 Quận) là chương trình chủng ngừa COVID-19 của tiểu bang chúng ta cho người dân California tại tất cả 58 quận.
Chia sẻ rằng việc chủng ngừa chống COVID-19 được triển khai ở đây. Truy cập trang Bộ Công Cụ Ứng Phó COVID-19 để tìm hình ảnh và video mà quý vị có thể đăng trên mạng xã hội.
Hỏi và đáp
Phân bổ và phân phối vắc-xin
Chính phủ liên bang sẽ công bố số liệu phân bổ dự kiến cho mỗi tiểu bang mỗi tuần một lần. Số lượng liều được phân bổ do chính phủ liên bang cung cấp chỉ là con số dự kiến và có thể thay đổi.
Căn cứ khởi điểm theo phân bổ của liên bang, tiểu bang cân nhắc các khuyến nghị từ lãnh đạo các cơ quan y tế có thẩm quyền của địa phương và quản trị viên bên thứ ba của tiểu bang, Blue Shield of California, để đưa ra quyết định về cách thức phân bổ lượng vắc-xin tốt nhất trong tiểu bang sao cho việc thực hiện chủng ngừa mang lại hiệu quả và công bằng. Ngoài việc điều chỉnh phân bổ vắc-xin cho các nhóm dân cư mục tiêu đủ điều kiện, tiểu bang sẽ chỉ đạo phân bổ 40% liều vắc-xin đến các khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất của tiểu bang dựa trên góc phần tư thấp nhất của Chỉ Số Địa Điểm Khỏe Mạnh (HPI). Xem thông tin mới nhất về phân bổ vắc-xin.
Sau khi có thông báo phân bổ, các nhà cung cấp tại địa phương đặt hàng, tiểu bang sẽ xem xét đơn hàng của họ và đệ trình lên chính quyền liên bang. Sau đó, chính quyền liên bang sẽ cho phép đặt hàng và gửi yêu cầu đến nhà sản xuất. Nhà sản xuất hoặc nhà phân phối trung tâm vận chuyển vắc-xin trực tiếp đến nhà cung cấp tại địa phương. Có thể mất một tuần hoặc lâu hơn để những liều do chính phủ liên bang phân bổ được chuyển đến các phòng y tế công hoặc nhà cung cấp để tiêm.
Tiêm vắc-xin
- Hai liều vắc-xin Pfizer/BioNTech, cách nhau 21 ngày
- Hai liều vắc-xin Moderna, cách nhau 28 ngày
- Một liều vắc-xin Johnson & Johnson/Janssen
Nếu cần phải tiêm hai mũi, quý vị cần tiêm liều thứ hai sát thời hạn khuyến cáo nhất có thể nhưng không sớm hơn. Tuy nhiên, nếu không thể tiêm trong thời hạn khuyến cáo, quý vị có thể tiêm liều thứ hai sau tối đa 6 tuần (42 ngày) kể từ liều đầu tiên. Dữ liệu về mức độ hiệu quả của các loại vắc-xin này ngoài khoảng thời gian đã nêu còn hạn chế. Nhưng nếu quý vị tiêm liều thứ hai sau khi qua 42 ngày thì không cần tiêm lại từ đầu.
Vào lần tiêm thứ hai, quý vị hãy đảm bảo tiêm chính loại vắc-xin quý vị đã tiêm lần thứ nhất. Các loại vắc xin COVID-19 này không thể thay thế cho nhau. Độ an toàn và hiệu quả khi sử dụng kết hợp nhiều loại vắc-xin chưa được kiểm chứng.
Không. Việc phân phối vắc-xin dựa trên tính đủ điều kiện bất kể tình trạng cư trú hay nhập cư.
Có. Chúng tôi chưa xác định được liệu một người sẽ được bảo vệ không bị tái nhiễm sau khi hồi phục từ COVID-19 trong bao lâu.
Không. Những người nhiễm COVID-19 có triệu chứng nên chờ đến khi đã hồi phục và đáp ứng các tiêu chí để kết thúc cách ly thì mới tiêm vắc-xin. Những người không có triệu chứng cũng nên chờ đến khi đáp ứng các tiêu chí thì mới tiêm vắc-xin. Hướng dẫn này cũng áp dụng cho những người nhiễm COVID-19 trước khi tiêm liều vắc-xin thứ hai.
Có. Tất cả các phòng khám tiêm vắc-xin tại California đều phải đảm bảo cơ sở và dịch vụ dễ tiếp cận theo các yêu cầu của Đạo Luật Người Mỹ Khuyết Tật (Americans with Disabilities Act, ADA).
Hãy kiểm tra với nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe, sở y tế địa phương hoặc hiệu thuốc địa phương của quý vị.
Hãy kiểm tra với nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe, sở y tế địa phương hoặc hiệu thuốc địa phương của quý vị.
Nếu quý vị nhận được Medi-Cal thông qua một chương trình chăm sóc có quản lý, hãy liên hệ với bộ phận dịch vụ hội viên của chương trình để yêu cầu hỗ trợ đưa đón khi nhận các phúc lợi được bao trả. Nếu quý vị nhận Medi-Cal thông qua Phí Dịch vụ (Fee-for-Service , FFS), quý vị có thể truy cập danh sách các nhà cung cấp Dịch Vụ Đưa Đón Không Thuộc Lĩnh Vực Y Tế (Non-Medical Transportation, NMT) trong quận của quý vị và quý vị có thể liên hệ trực tiếp với họ để bố trí việc đưa đón đến lịch hẹn của mình.
Nếu không có nhà cung cấp nào trong khu vực của quý vị, Sở Dịch Vụ Chăm Sóc Sức Khỏe (Department of Health Care Services, DHCS) có thể hỗ trợ nếu quý vị gửi email theo địa chỉ DHCSNMT@dhcs.ca.gov. Vui lòng KHÔNG cung cấp thông tin cá nhân trong email đầu tiên của quý vị. Nhân viên DHCS sẽ trả lời bằng một email bảo mật yêu cầu thông tin của quý vị về lịch hẹn.
Nếu quý vị có nhu cầu Đưa Đón Y Tế Không Khẩn Cấp, vui lòng thông báo cho nhà cung cấp dịch vụ y tế để đặt dịch vụ và liên hệ với nhà cung cấp dịch vụ đưa đón để điều phối chuyến đi của quý vị đến và từ (các) lịch hẹn của quý vị.
Điều gì sẽ diễn ra sau khi tiêm vắc-xin
Các bằng chứng sau đây được chấp nhận:
- Thẻ chủng ngừa, bao gồm tên người được tiêm vắc-xin, loại vắc-xin đã tiêm và ngày tiêm liều gần nhất
- Ảnh thẻ chủng ngừa là tài liệu riêng
- Ảnh thẻ chủng ngừa của người tham gia lưu trong điện thoại của họ
- Giấy tờ chủng ngừa từ nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe
Không. Vắc-xin sẽ không khiến quý vị xét nghiệm dương tính với xét nghiệm vi-rút.
Nếu cơ thể quý vị xuất hiện phản ứng miễn dịch (mục tiêu của chủng ngừa), thì có khả năng quý vị sẽ có kết quả dương tính với xét nghiệm kháng thể. Các xét nghiệm kháng thể cho thấy quý vị có thể được bảo vệ chống lại vi-rút.
Luật pháp California giới hạn nghiêm ngặt cách thức chia sẻ thông tin cá nhân về những người đã được chủng ngừa. California đã thương lượng với chính quyền liên bang để giới hạn việc chia sẻ dữ liệu bắt buộc chỉ ở những thông tin không cho phép xác định danh tính cá nhân.
Đọc thêm thông tin tại Thỏa Thuận Sử Dụng Dữ Liệu California và Các Câu Hỏi Thường Gặp của CDPH.
Có. Chúng tôi khuyến khích người dân California giữ thẻ hồ sơ chủng ngừa của mình và gia đình ở nơi an toàn để tránh mất mát hoặc hư hỏng. Những cá nhân cần thẻ thay thế phải liên hệ với nhà cung cấp chủng ngừa của mình để thay thế. Sở y tế công cộng địa phương và/hoặc CDPH cũng có thể có thông tin này nếu người được chủng ngừa không thể tìm thấy thông tin đó thông qua nhà cung cấp dịch vụ chủng ngừa.
Những giới hạn của vắc-xin
Có. Các nhà cung cấp vắc-xin phải được cha mẹ, người giám hộ hợp pháp hoặc người lớn khác có quyền giám hộ hợp pháp chấp thuận trước khi tiêm vắc-xin cho trẻ vị thành niên. Nhưng có một số trường hợp ngoại lệ:
- Trẻ vị thành niên sống tự lập không cần được cha mẹ hoặc người giám hộ chấp thuận để được tiêm vắc-xin COVID-19.
- Các nhà cung cấp có thể chấp nhận văn bản chấp thuận từ cha mẹ hoặc người giám hộ hợp pháp của trẻ vị thành niên không có người lớn đi cùng.
- Nếu nhà cung cấp có văn bản cho phép đối với dịch vụ chăm sóc y tế tổng quát của trẻ vị thành niên trong hồ sơ thì không cần sự chấp thuận riêng từ cha mẹ hoặc người giám hộ. Tuy nhiên, nhà cung cấp vẫn có thể yêu cầu cha mẹ hoặc người giám hộ chấp thuận.
Còn tùy. CDC khuyến nghị rằng:
- Nếu quý vị có phản ứng dị ứng nghiêm trọng hay phản ứng dị ứng ngay lập tức—ngay cả khi không nghiêm trọng—với bất kỳ thành phần nào trong vắc-xin COVID-19 mRNA, quý vị không nên tiêm bất kỳ loại nào trong hai loại vắc-xin COVID-19 mRNA hiện nay (Pfizer-BioNTech và Moderna).
- Nếu quý vị đã có phản ứng dị ứng nghiêm trọng hoặc phản ứng dị ứng ngay lập tức với bất kỳ thành phần nào trong vắc-xin COVID-19 Janssen của Johnson & Johnson thì quý vị không nên tiêm vắc-xin Janssen của J&J.
- Nếu quý vị có phản ứng dị ứng tức thì ngay sau khi tiêm liều vắc-xin COVID-19 mRNA đầu tiên, quý vị không nên tiêm liều thứ hai.
- Nếu quý vị bị dị ứng với polyethylene glycol (PEG) thì quý vị không nên tiêm vắc-xin COVID-19 mRNA. Hãy hỏi bác sĩ của mình xem quý vị có thể tiêm vắc-xin Janssen hay không.
- Nếu quý vị bị dị ứng với polysorbate, quý vị không nên tiêm vắc-xin Janssen. Hãy hỏi bác sĩ của mình xem quý vị có thể tiêm vắc-xin COVID-19 mRNA hay không.
- Nếu quý vị không thể tiêm một loại vắc-xin COVID-19 vì quý vị bị dị ứng với một thành phần trong đó, hãy hỏi bác sĩ của mình xem quý vị có nên tiêm loại vắc-xin khác hay không.
- Nếu quý vị không thể tiêm mũi vắc-xin mRNA thứ hai vì quý vị đã có phản ứng dị ứng, hãy hỏi bác sĩ của mình xem quý vị có nên tiêm loại vắc-xin khác hay không.
- Nếu quý vị đã có phản ứng dị ứng nghiêm trọng với các loại vắc-xin hoặc thuốc tiêm khác, quý vị nên hỏi bác sĩ xem quý vị có nên tiêm vắc-xin COVID-19 hay không.
- Những người có tiền sử phản ứng dị ứng nghiêm trọng không liên quan đến vắc-xin hoặc thuốc tiêm vẫn có thể tiêm vắc-xin. Mọi người có thể tiêm vắc-xin ngay cả khi có:
- Tiền sử dị ứng với thuốc uống
- Tiền sử gia đình bị phản ứng dị ứng nghiêm trọng
- Dị ứng nhẹ hơn với các vắc-xin
Các thành phần trong vắc-xin Pfizer-BioNTech và Moderna bao gồm:
- mRNA
- Lipid
- Muối
- Đường
- Chất đệm
Chất đệm giúp duy trì tính ổn định của dung dịch pH.
Vắc-xin Janssen bao gồm các thành phần sau:
- Vi-rút adeno loại 26 tái tổ hợp, không có khả năng sao chép biểu hiện protein đột biến SARS-CoV-2
- Axit citric monohydrate
- Tri-natri citrat dihydrate
- Ethanol
- 2-hydroxypropyl-β-cyclodextrin (HBCD), polysorbate-80
- Natri clorua
Những loại vắc-xin này không chứa:
- Trứng
- Chất bảo quản
- Mủ cao su
Để tìm hiểu thêm về các thành phần trong vắc-xin COVID-19 được cấp phép, hãy xem
CDC khuyến nghị rằng:
- Nếu quý vị có phản ứng dị ứng nghiêm trọng hay phản ứng dị ứng ngay lập tức—ngay cả khi không nghiêm trọng—với bất kỳ thành phần nào trong vắc-xin COVID-19 mRNA, quý vị không nên tiêm bất kỳ loại nào trong hai loại vắc-xin COVID-19 mRNA hiện nay (Pfizer-BioNTech và Moderna).
- Nếu quý vị đã có phản ứng dị ứng nghiêm trọng hoặc phản ứng dị ứng ngay lập tức với bất kỳ thành phần nào trong vắc-xin COVID-19 Janssen của Johnson & Johnson thì quý vị không nên tiêm vắc-xin Janssen của J&J.
- Nếu quý vị có phản ứng dị ứng tức thì ngay sau khi tiêm liều vắc-xin COVID-19 mRNA đầu tiên, quý vị không nên tiêm liều thứ hai.
- Nếu quý vị bị dị ứng với polyethylene glycol (PEG) thì quý vị không nên tiêm vắc-xin COVID-19 mRNA. Hãy hỏi bác sĩ của mình xem quý vị có thể tiêm vắc-xin Janssen hay không.
- Nếu quý vị bị dị ứng với polysorbate, quý vị không nên tiêm vắc-xin Janssen. Hãy hỏi bác sĩ của mình xem quý vị có thể tiêm vắc-xin COVID-19 mRNA hay không.
- Nếu quý vị không thể tiêm một loại vắc-xin COVID-19 vì quý vị bị dị ứng với một thành phần trong đó, hãy hỏi bác sĩ của mình xem quý vị có nên tiêm loại vắc-xin khác hay không.
- Nếu quý vị không thể tiêm mũi vắc-xin mRNA thứ hai vì quý vị đã có phản ứng dị ứng, hãy hỏi bác sĩ của mình xem quý vị có nên tiêm loại vắc-xin khác hay không.
Những người có bệnh nền có thể tiêm vắc-xin COVID-19 được Cơ Quan Quản Lý Thực Phẩm và Dược Phẩm (FDA) cấp phép nếu chưa từng có phản ứng dị ứng tức thì hoặc nghiêm trọng với vắc-xin COVID-19 hoặc bất kỳ thành phần nào trong vắc-xin. Tìm hiểu thêm về những điều cần cân nhắc khi tiêm vắc-xin đối với những người có bệnh nền. Chủng ngừa là một điều quan trọng cần cân nhắc đối với những người trưởng thành có bệnh nền ở bất kỳ độ tuổi nào vì nguy cơ mắc bệnh nặng do vi-rút gây bệnh COVID-19 của họ sẽ cao hơn.
Có. CDC khuyến nghị rằng nếu quý vị đang mang thai, quý vị có thể chọn tiêm vắc-xin khi có sẵn vắc-xin cho quý vị. Hiện không có bằng chứng nào cho thấy các kháng thể được hình thành từ việc chủng ngừa COVID-19 gây ra bất kỳ vấn đề nào đối với việc mang thai, bao gồm cả sự phát triển của nhau thai.
Những người đang cố gắng mang thai ngay bây giờ hoặc những người dự định mang thai trong tương lai cũng có thể tiêm vắc-xin COVID-19 khi có sẵn cho họ. Không có bằng chứng nào cho thấy các vấn đề về khả năng sinh sản là tác dụng phụ của bất kỳ loại vắc-xin nào, kể cả vắc-xin COVID-19. Không có khuyến nghị thường quy nào về việc xét nghiệm thử thai trước khi quý vị tiêm vắc-xin COVID-19. Nếu quý vị có thắc mắc về việc tiêm vắc-xin, hãy trao đổi với nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe để giúp quý vị đưa ra quyết định sáng suốt.
CDC khuyến nghị:
- Nếu quý vị có kết quả xét nghiệm dương tính, chỉ có các triệu chứng nhẹ và không được điều trị vi-rút corona, quý vị cần đợi ít nhất 10 ngày kể từ khi bắt đầu có triệu chứng COVID-19 và đáp ứng các tiêu chí để ngừng cách ly trước khi tiêm vắc xin COVID-19.
- Chờ 90 ngày để tiêm vắc-xin nếu quý vị đã khỏi COVID-19 và được điều trị bằng kháng thể đơn liều hoặc huyết tương từ bệnh nhân đã hồi phục.
CDC khuyến nghị:
- Chờ ít nhất 14 ngày trước khi tiêm bất kỳ loại vắc-xin nào khác, bao gồm vắc-xin cúm hoặc vắc-xin zona, nếu quý vị tiêm vắc-xin COVID-19 trước. Và nếu quý vị tiêm một loại vắc-xin khác trước, hãy chờ ít nhất 14 ngày trước khi tiêm vắc-xin COVID-19.
- Nếu vô tình tiêm vắc-xin COVID-19 trong vòng 14 ngày kể từ ngày tiêm một loại vắc-xin khác, quý vị không cần phải tiêm vắc-xin COVID-19 lại từ đầu. Quý vị vẫn cần tiêm đủ liều vắc-xin theo đúng lịch trình.
Hiện tại, vắc-xin COVID-19 không được khuyến cáo dùng cho trẻ em:
- Vắc-xin Pfizer/BioNTech dành cho người từ 16 tuổi trở lên
- Vắc-xin Moderna dành cho người từ 18 tuổi trở lên
- Vắc-xin Johnson & Johnson dành cho người từ 18 tuổi trở lên
Các thử nghiệm lâm sàng đang được tiến hành để xác định loại vắc-xin an toàn cho trẻ em.
Lựa chọn vắc-xin
Còn tùy vào loại vắc-xin sẵn có. Hãy liên hệ với nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe của quý vị để tìm hiểu họ có sẵn những loại vắc-xin nào. Công cụ VaccineFinder cho phép quý vị lựa chọn tìm kiếm vắc-xin theo nhà sản xuất.
Không, không có yêu cầu bắt buộc chủng ngừa từ chính quyền tiểu bang hoặc liên bang. Khi ngày càng có nhiều người dân California thấy được mức độ an toàn và hiệu quả của vắc-xin COVID-19, chúng tôi hy vọng họ sẽ tự nguyện chấp nhận tiêm vắc-xin.
Có. Chủ sử dụng lao động có thể yêu cầu nhân viên tiêm vắc-xin phòng ngừa nhiễm COVID-19 được FDA phê duyệt, miễn là chủ sử dụng lao động:
- Không phân biệt đối xử hoặc quấy rối nhân viên hoặc người xin việc trên cơ sở các đặc điểm được bảo vệ
- Cung cấp các tiện nghi hỗ trợ hợp lý liên quan đến tình trạng khuyết tật hoặc tín ngưỡng hay thông lệ tôn giáo chân thành
- Không trả đũa bất kỳ ai vì đã tham gia vào các hoạt động được bảo vệ
Đọc thêm tại mục Thông tin về COVID-19 liên quan đến việc làm của Sở Việc Làm và Nhà Ở Công Bằng (Department of Fair Employment and Housing, DFEH).
Việc trao đổi với gia đình và bạn bè về lợi ích của việc tiêm vắc-xin COVID-19 có thể khó khăn. Quý vị có thể giúp đỡ bằng cách lắng nghe mà không phán xét và xác định gốc rễ mối lo ngại của họ. Những điều cần nhớ để giúp mở đầu cuộc thảo luận bao gồm:
- Lắng nghe câu hỏi với sự đồng cảm
- Đặt câu hỏi mở để tìm hiểu mối lo ngại
- Xin phép chia sẻ thông tin
- Giúp họ tìm ra lý do cần tiêm vắc-xin của chính mình
- Giúp họ quyết định đi tiêm vắc-xin
CDC đã đưa ra các khuyến nghị về cách nói chuyện về vắc-xin COVID-19 với bạn bè và gia đình.
Ủy ban và nhóm công tác vắc-xin